Gần đây chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi về website từ cộng đồng Bs làm marketing, Bs chuyển sang công tác bán hàng hoặc Bs mới mở phòng khám nha khoa như sau:
- Vì sao website phòng khám làm 2 năm rồi mà mãi không thấy xuất hiện trên google?
- Làm sao biết được website có đạt chuẩn SEO hay không?
- Có nên đập đi và làm lại website hay không sau khi đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc?
- Mất bao lâu thì website có thể xuất hiện trên google?
Thật sự, đối với công ty chuyên nghiệp sẽ đánh giá 1 website có đạt chuẩn SEO và có thứ hạng tốt đối với các từ khóa cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm (search engine) như Google & Bing, họ dựa trên hơn 200 tiêu chí và phải theo dõi ít nhất là 1 - 3 tháng mới có thể đưa ra nhận định chính xác. Tuy vậy, hôm nay chúng tôi xin bật mí 3 cách đơn giản nhất để Bs và đối tượng không chuyên có thể xác định website có đạt chuẩn SEO hay không:
1. Website có đủ nhanh hay không:
Thông thường website sẽ được đánh giá là Ok nếu có tốc độ load trang trên máy tính là <2s và trên điện thoại là <3s. Theo 1 thống kê từ Google cho thấy nếu website tải chậm 1 giây:- Làm giảm 11% lượt xem trang
- Làm giảm sự hài lòng của khách hàng giảm xuống 16%
- Đánh mất 7% tỷ lệ chuyển đổi
- Doanh thu mất đi từ 6% - 15% tùy mô hình kinh doanh
Tuy Google, không đưa ra 1 con số cụ thể của 1s chậm thêm của tốc độ load trang ảnh hưởng như thế nào về thứ hạng trang web trong danh sách kết quả tìm kiếm tuy nhiên dễ dàng thấy được con số đó chắc chắn sẽ > 2x11% vì Google luôn khẳng định những gì con người thích thì Google sẽ thích, và các công cụ tìm kiếm ngày càng mong muốn copy hành vi tìm kiếm của con người. Và thật sự là không ai thích một website chậm cả.
Vì vậy, nếu Bs cảm nhận là website mình chưa đủ nhanh thì điều đó có nghĩa là website chưa đạt chuẩn SEO.
2. Website có hiển thị tốt và nhanh trên thiết bị di động hay không
Hiện nay với hơn 60% các lượt truy cập website và tìm kiếm trên thiết bị di động, vì vây việc website có hiển thị tốt trên điện thoại và các thiết bị cầm tay là hết sức quan trọng. Thể hiện tốt trên điện thoại thể hiện ở các điểm sau:- Tốc độ load trang trên điện thoại có nhanh hay không, tốt nhất là Bs nên thử trên 1 thiết bị mới và chưa bao giờ truy cập vào Website
- Font chữ của website có thể hiện tốt hay không, thông thường trên thiết bị di động thì kích thước font chữ phải lớn hơn để nhìn rõ hơn.
- Hình ảnh có bị vỡ hoặc bóp méo hoặc tràn ra khỏi màn hình hay không
- Các đường link và menu có dễ bấm hay không
Trong trường hợp website phòng khám không thân thiện với mobile (mobile friendly) thì có nghĩa là web chưa đạt chuẩn SEO.
3. Bố cục website, trang web có rõ ràng hay không
Bố cục website, trang web được thể hiện ở các điểm sau:- Homepage thể được tất cả các thông tin quan trọng và thể được thế mạnh của phòng khám
- Thông tin liên hệ được thể hiên rõ ràng ơ chân trang
- Cấu trúc Menu không quá phức tạp (nhiều cấp hoặc không rõ ràng)
- Bài viết có được trình bày khoa học và bắt mắt hay không (Có tiêu đề rõ ràng và thu hút, có ảnh minh họa cho từng đoạn văn, có breadcrumb thể hiện vị trí của bài viết theo cấu trúc phân cấp ...)
Các công cụ hỗ trợ kiểm tra website đạt chuẩn SEO
Và trong trường hợp Bs còn chưa tin lắm vào cảm nhận của mình, thì Bs có thể kiểm tra bằng một số tool hỗ trợ mà dân trong nghề thường xài:1. Đo tốc độ
Website: https://gtmetrix.com
Truy cập website bên trên, điền url website phòng khám, click "Test your site" và chờ kết quả trong giây lát. Ngoài số điểm thì công cụng còn cung cấp thêm những điểm chưa được trên website, dựa vào đó mà nhà phát triển có thể điều chỉnh đề website có tốc độ tốt hơn
2. Đánh giá độ tương thích với Mobile
Website: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights
Ngoài số điểm cho thấy mức độ tương thích với các thiết bị mobile, Google cũng chia sẻ cách cải thiện website để có thể thân thiện hơn với các thiết bị di động
3. Đánh giá SEO tổng thể
Website: https://woorank.com
Woorank cung cấp 1 số điểm tổng quát và tương đối chính xác bao gồm phân tích về chất lượng website, nội dung và cách trình bày, cũng như thu thập số liệu về traffic, lưu lượng website, mạng xã hội và backlink ...
(***) Trong trường hợp kết quả kiểm tra sơ bộ với GTmetrix, Google Speed và Woorank mà cho kết quả không như ý thì việc đầu tiên nên làm là gởi các báo cáo này đến công ty phát triển website và yêu cầu kiểm tra lại.
Maydental Team.
P/s: Trong trường hợp Bs có bất kỳ thắc mắc gì thì cơ thể để lại comment ở bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ trong thời gian sớm nhất
Các tin liên quan:
- Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng trên Zalo OA
- [Chia sẻ] 7 cách tạo profile phòng khám trên Internet
- [Top 7] công việc phòng khám nên làm trong mùa dịch covid
- Bí quyết Upsell trong nha khoa
- 6 cách marketing nha khoa hiệu quả
- Thiết lập tổng đài chăm sóc khách hàng, đâu là cách đơn giản nhất?
- [CSKH] Chăm sóc và giữ chân bệnh nhân trong nha khoa
- [Giải pháp] SMS chăm sóc khách hàng cho Nha khoa chỉ từ 100K
- 7 bước đưa web phòng khám lên top Google
- Viết hỏi đáp nha khoa đúng chuẩn Google
- [Du lịch y tế] Bắt đầu từ y học cổ truyền và nha khoa
- Content Marketing cho phòng khám nha khoa mới mở
- 5 thách thức lớn của các phòng khám nha khoa thẩm mỹ
- Chiến lược Marketing thúc đẩy doanh thu cho Phòng khám