Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng trên Zalo OA
Zalo OA cung cấp cho doanh nghiệp nhiều công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng trên Zalo OA. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp anh/chị nắm bắt và phối hợp các công cụ trên Zalo OA trong quy trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả quản lý và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
1. Các công cụ chăm sóc khách hàng trên OA
- Quản lý nhãn: cho phép OA gắn/ xóa nhãn giúp phân loại nhóm khách hàng để quản lý theo các nghiệp vụ khác nhau & gia tăng trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng với OA. Xem thêm hướng dẫn tính năng Quản lý nhãn
- Chỉ định nhân viên xử lý hội thoại: Cho phép OA chỉ định nhân viên xử lý một hội thoại bất kỳ giúp tối ưu nguồn lực chăm sóc khách hàng. Xem thêm hướng dẫn tính năng Quản lý hội thoại
- Quản lý người dùng: lưu trữ tất cả thông tin thu thập được trong quá trình chăm sóc khách hàng hoặc thông tin được tải lên từ danh sách khách hàng của doanh nghiệp. Cho phép doanh nghiệp lọc, tìm kiếm, thao tác hàng loạt trên danh sách khách hàng. Xem thêm hướng dẫn tính năng Quản lý người dùng.
2. Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng trên Zalo OA
Để tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng (CSKH) trên Zalo OA. Doanh nghiệp cần linh hoạt phối hợp các tính năng trên Zalo OA một cách hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình gợi ý như sau:
Giai đoạn 1: Phân loại hội thoại
Ngay khi khách hàng nhắn tin đến Zalo OA, hội thoại sẽ xuất hiện trên khung chat. Tại bước này nhân viên CSKH có thể vào phân loại xử lý hội thoại hoặc kết hợp với chatbot để phân loại yêu cầu hỗ trợ khách hàng tự động.
Các nghiệp vụ gợi ý:
- Gắn nhãn quy trình: dựa trên nội dung yêu cầu hỗ trợ của khách hàng, nhân viên CSKH sẽ gắn nhãn quy trình tương ứng để xử lý hội thoại như: đang xử lý, chờ bổ sung thông tin, xuất hóa đơn, hoàn thành,...
- Chỉ định nhân viên chăm sóc khách hàng: Ngay khi bắt đầu xử lý hội thoại, nhân viên CSKH có thể tự chỉ định cho mình xử lý đoạn hội thoại đó để đánh dấu hội thoại đã có người xử lý, hoặc chỉ định người xử lý khác phù hợp với yêu cầu hỗ trợ của khách hàng.
Giai đoạn 2: Xử lý yêu cầu hỗ trợ
Đây là giai đoạn chính của quá trình CSKH, nhân viên có thể giải quyết các yêu cầu hỗ trợ trên khung chat đồng thời có thể xin thêm thông tin liên lạc của khách hàng và gắn nhãn phân nhóm khách hàng.
Các nghiệp vụ gợi ý:
- Nhắn tin hỗ trợ khách hàng: Xử lý và phản hồi các yêu cầu cần hỗ trợ của khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng "Yêu cầu thông tin" để xin thông tin liên hệ của khách hàng và lưu vào cơ sở dữ liệu khách hàng trên Zalo OA. Từ đây doanh nghiệp có thể tìm kiếm lại, xem thông tin trên giao diện quản lý người dùng hoặc đồng bộ thông tin về cơ sở quản lý thông tin khách hàng của doanh nghiệp.
- Gắn nhãn phân nhóm khách hàng: Trong quá trình chăm sóc khách hàng, nhân viên có thể gắn nhãn phân nhóm phù hợp dựa trên các đặc điểm của khách hàng như: sản phẩm đang quan tâm, khu vực làm việc, nguồn khách hàng,...
- Xem lịch sử tương tác khách hàng: Các thông tin về lịch sử tương tác, thông tin được chia sẻ qua mẫu "Yêu cầu chia sẻ thông tin", các nhãn phân nhóm được gắn đều được thể hiện trên khung chat. Nhân viên chăm sóc khách hàng có thể xem lại các thông tin này để chăm sóc khách tốt hơn
- Chuyển nhãn quy trình: sau khi hoàn tất hỗ trợ tại khâu của mình, nhân viên có thể chuyển nhãn quy trình sang bước tiếp theo hoặc chuyển nhãn hoàn thành để kết thúc quy trình hỗ trợ khách hàng.
Giai đoạn 3: Quản lý tập trung
Sau khi tương tác với khách hàng, tất cả thông tin thu thập được qua Zalo OA sẽ được lưu trữ tại mục "Quản lý người dùng". Tại đây, doanh nghiệp có thể xem được tất cả thông tin của khách hàng trên Zalo OA, cho phép doanh nghiệp tìm kiếm, chỉnh sửa thông tin, lọc khách hàng theo nhóm,... Giao diện quản lý người dùng, chỉ có vai trò Quản trị viên mới có thể truy cập tính năng này, vì vậy quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng để quản lý thông tin khách hàng và kiểm tra chất lượng CSKH của nhân viên.
Các thao tác doanh nghiệp có thể xử lý với cơ sở dữ liệu nguời dùng trên Zalo OA:
- Lọc thông tin khách hàng: Doanh nghiệp có thể lọc thông tin khách hàng theo nhãn, theo nhân viên chăm sóc, theo các nhóm khách hàng và các thông tin cơ bản của khách hàng.
- Thay đổi thông tin hàng loạt: Doanh nghiệp có thể thay đổi nhãn của một nhóm khách hàng từ nhãn này sang nhãn khác mà không cần phải thay đổi riêng lẻ từng khách hàng một.
- Tải lên (upload) danh sách khách hàng: tải (upload) thông tin khách hàng từ doanh nghiệp lên Zalo OA. Từ đó sẽ phân nhóm được khách hàng và giúp doanh nghiệp thiết kế kịch bản chăm sóc khách hàng cho từng nhóm.
Anh/chị đã tham khảo qua các tính năng chăm sóc và quản lý khách hàng trên Zalo OA. Anh/chị có thể tham khảo thêm cách thiết lập tất cả các tính năng khác tại đây. Và có thể theo dõi các bài viết khác tại mục Thư viện.
Các tin liên quan:
- Bắt đầu với Zalo Official Account - Doanh nghiệp
- [Tài liệu] Hướng dẫn tạo và xác thực tài khoản Zalo OA doanh nghiệp
- Thiết lập OA thu hút tương tác
- 5 cách tăng số người quan tâm OA dành riềng cho Nha khoa
- [Chia sẻ] 7 cách tạo profile phòng khám trên Internet
- [Top 7] công việc phòng khám nên làm trong mùa dịch covid
- Bí quyết Upsell trong nha khoa
- 6 cách marketing nha khoa hiệu quả
- Thiết lập tổng đài chăm sóc khách hàng, đâu là cách đơn giản nhất?
- [CSKH] Chăm sóc và giữ chân bệnh nhân trong nha khoa
- [Giải pháp] SMS chăm sóc khách hàng cho Nha khoa chỉ từ 100K
- [Bật mí] Cách kiểm tra website phòng khám đạt chuẩn SEO dành cho Bs
- 7 bước đưa web phòng khám lên top Google
- Viết hỏi đáp nha khoa đúng chuẩn Google
- 6 cách giúp khách hàng giảm căng thẳng tại phòng khám
- [Du lịch y tế] Bắt đầu từ y học cổ truyền và nha khoa
- Xu hướng quản lý dữ liệu bằng công nghệ đám mây
- Công nghệ đám mây là gì, có cần thiết cho phòng khám không?
- Doanh nghiệp Việt Nam và trào lưu sử dụng SaaS
- Content Marketing cho phòng khám nha khoa mới mở
- 5 thách thức lớn của các phòng khám nha khoa thẩm mỹ
- Chiến lược Marketing thúc đẩy doanh thu cho Phòng khám
- Phần mềm hướng dịch vụ SAAS
- Thời đại của văn phòng “trên mây”