Một vài trong số rất nhiều khó khăn và thách thức mà các phòng khám nha khoa thẩm mỹ đang phải đối mặt hàng ngày, cản trở đà phát triển của tổ chức :
– Thứ Nhất: Việc điều trị cho các bệnh nhân luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ nên đa phần chủ sở hữu, bác sĩ trưởng hoặc lãnh đạo các phòng khám nha khoa thẩm mỹ (gọi chung là “Lãnh đạo Phòng khám”) thường không có thời gian để tập trung vào việc làm Marketing và phát triển kinh doanh cho phòng khám.
– Thứ Hai: Chỉ phát triển cá nhân mà chưa xây dựng được hình ảnh của một tổ chức. Uy tín cá nhân của 1 bác sĩ giỏi có thể đảm bảo doanh số cho 1 phòng khám, song không thể đảm bảo doanh số cho 1 hệ thống nha khoa thẩm mỹ. Đa số các khách hàng thường bị thu hút bởi uy tín của chủ sở hữu hoặc bác sĩ trưởng của phòng khám. Tâm lý bệnh nhân thường chọn người có chuyên môn giỏi nhất và đa phần họ đến khám vì uy tín thương hiệu của cá nhân bác sĩ hơn là vì uy tín của phòng khám. Hậu quả để lại là khi phòng khám còn nhỏ, mọi việc sẽ trong tầm kiểm soát vì chỉ cần 1 mình bác sĩ trưởng cùng vài y tá là đủ để điều trị cùng lúc cho vài bệnh nhân, song khi mở rộng quy mô số lượng ghế hoặc mở thêm địa điểm mới, hệ thống sẽ gặp vấn đề khi bệnh nhân nào đến cũng nằng nặc đòi đích thân bác sĩ trưởng điều trị, sẵn sàng đợi và chỉ bác sĩ trưởng tận tay điều trị mới chịu làm.
– Thứ Ba: Thách thức đến từ chính nội bộ trong các phòng khám nha khoa thẩm mỹ. Xu hướng chung của ngành nha khoa là khi 1 bác sĩ trẻ mới ra trường, họ sẽ sẵn sàng “hạ mình” vài năm để đầu quân về học việc ở 1 phòng khám, làm bất kỳ việc gì được giao để rèn luyện tay nghề và tích lũy những kinh nghiệm cũng như mối quan hệ trong nghề. Sau đó khi phòng khám không đáp ứng mức thu nhập kỳ vọng, họ cũng sẵn sàng đầu quân sang phòng khám đối thủ hoặc tự mở phòng khám riêng. Đặc biệt nhất là họ có thể mở phòng khám ở ngay bên cạnh hoặc đối diện với phòng khám từng làm và lôi kéo chính khách hàng của phòng khám cũ sang khiến cho “sếp cũ” điêu đứng.
– Thứ Tư: Thách thức về không gian làm việc cho nhân sự phi chuyên môn (không phải bác sỹ, y tá). Đa phần các phòng khám nha khoa thẩm mỹ chỉ có không gian phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân và sinh hoạt tập thể của y bác sĩ (như phòng ăn) và cũng không có nhiều ngân sách để “nuôi” 1 đội ngũ nhân sự Marketing, phát triển kinh doanh và chăm sóc khách hàng đầy đủ và chuyên nghiệp như các hệ thống nha khoa thẩm mỹ lớn.
- Thứ năm: Các phòng khám nha khoa chưa tìm thấy và sử dụng phần mềm nha khoa hiệu quả trong công việc hiểu và chăm sóc khách hàng. Đăng ký sử dụng miễn phí phần mềm nha khoa trên mây tại đây.
Vì thế khi đối diện với những thách thức trên, không ít phòng khám nha khoa thẩm mỹ đã sẵn sàng đầu tư làm Marketing. Đây chính là một phương pháp hiệu quả để thúc đẩy doanh thu cũng như xây dựng hình ảnh, uy tín cho các phòng khám này.
ảnh minh họa:
Nguồn Internet
Các tin liên quan:
- 5 Thất Thoát Khi Quản Lý Phòng Khám Nha Khoa Mà Bạn Phải Biết
- Bắt đầu với Zalo Official Account - Doanh nghiệp
- Thiết lập OA thu hút tương tác
- Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng trên Zalo OA
- [Chia sẻ] 7 cách tạo profile phòng khám trên Internet
- [Top 7] công việc phòng khám nên làm trong mùa dịch covid
- Bí quyết Upsell trong nha khoa
- 6 cách marketing nha khoa hiệu quả
- Thiết lập tổng đài chăm sóc khách hàng, đâu là cách đơn giản nhất?
- [CSKH] Chăm sóc và giữ chân bệnh nhân trong nha khoa
- [Giải pháp] SMS chăm sóc khách hàng cho Nha khoa chỉ từ 100K
- [Bật mí] Cách kiểm tra website phòng khám đạt chuẩn SEO dành cho Bs
- 7 bước đưa web phòng khám lên top Google
- Viết hỏi đáp nha khoa đúng chuẩn Google
- 6 cách giúp khách hàng giảm căng thẳng tại phòng khám
- [Du lịch y tế] Bắt đầu từ y học cổ truyền và nha khoa
- Công nghệ đám mây là gì, có cần thiết cho phòng khám không?
- Content Marketing cho phòng khám nha khoa mới mở
- Chiến lược Marketing thúc đẩy doanh thu cho Phòng khám