Hầu hết mọi người đều tìm đến bác sĩ nha khoa để nhổ răng khôn ngay sau khi chiếc răng này mọc hoặc đang dần gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những vấn đề liên quan đến quy trình nhổ bỏ răng khôn ngay sau đây.
1. Răng khôn là gì và vì sao cần nhổ bỏ?
Răng khôn là răng nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, không có nhiều chức năng ăn nhai. Khi răng nhú mọc, thường gây đau nhức, khó chịu và có thể hình thành các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đều được khuyến cáo nhổ bỏ.
Răng khôn tuy không có nhiều chức năng phục vụ việc nhai thức ăn nhưng lại làm tăng các nguy cơ viêm nhiễm, sâu răng, thậm chí là ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm răng. Không phải tất cả các trường hợp có răng khôn đều cần nhổ bỏ, thế nhưng bạn sẽ bắt buộc phải nhổ nếu răng của bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
-
Các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bị viêm ngày càng nặng.
-
Răng mọc đi kèm xuất hiện các ổ mủ bên trong khoang miệng.
-
Răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt hoặc bị lệch dưới lợi dẫn đến việc răng không nhú được lên khỏi lợi, khiến lợi bị sưng phồng, đau rát.
-
Răng khôn bị trồi dài bất thường do lệch hàm nhai với hàm đối diện.
-
Răng có kích thước bất thường (quá to hoặc quá nhỏ).
-
Răng khôn đang mọc dở nhưng bị sâu do tích tụ các mảng bám thức ăn giữa nó và răng số 7.
2. Nhổ răng khôn có cần xét nghiệm máu?
Việc xét nghiệm các hằng số sinh lý về máu nhằm đảm bảo không có bất kỳ bất thường nào trong quá trình đông máu hay số lượng tế bào máu để đảm bảo giai đoạn lành thương sau phẫu thuật được diễn ra suôn sẻ.
Bệnh nhân cần được cung cấp thông tin để nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của việc xét nghiệm này, từ đó tránh những tình trạng chảy máu kéo dài, không lành thương sau phẫu thuật, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như viêm nhiễm kéo dài không dứt.
3. Quy trình nhổ răng khôn
3.1 Khám tổng quát hàm răng
Để xác định được vị trí và hướng mọc của răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp X-Quang răng. Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp giúp cho việc nhổ răng diễn ra an toàn tuyệt đối.
Trong trường hợp cần thực hiện nhổ răng thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm bước chụp X-quang toàn bộ hàm. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ chỉ định xét nghiệm máu để xác định xem độ đông máu của bạn có đạt chuẩn để bước vào tiểu phẫu nhổ răng hay không.
Tuy nhiên, tiểu phẫu nhổ răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu xoang hàm, dây thần kinh... nên không thể thực hiện các phương pháp giải phẫu chuyên biệt. Do đó, với những người mắc các bệnh lý toàn thân như: tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu đông...răng khôn sẽ được giữ lại. Vì vậy, để tránh những biến chứng hậu phẫu, hãy trao đổi rõ với Bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý.
3.2 Nhổ răng
-
Trước hết bác sĩ sẽ gây tê cục bộ (trừ một số trường hợp phức tạp và đã có sự đồng ý của người nhà bệnh nhân mới gây mê). Liều gây tê này thường kéo dài khoảng 1,5 giờ đồng hồ.
-
Bác sĩ tiến hành rạch nướu để lấy thân và chân răng ra khỏi hàm. Trong trường hợp răng khôn có hướng mọc phức tạp thì bác sĩ sẽ dùng thêm máy cắt, cắt răng thành nhiều phần để dễ thực hiện lấy răng ra ngoài hơn. Các trường hợp bình thường sẽ chỉ mất khoảng 30 phút để thực hiện xong bước này.
-
Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể thực hiện khâu nướu bằng chỉ nha khoa tự tiêu hoặc các loại chỉ thường.
4. Những lưu ý khi nhổ răng khôn
4.1 Trước khi nhổ răng
Có sức khỏe chung tốt như không có hoặc đã kiểm soát được các bệnh liên quan đến quá trình can thiệp; dùng thuốc nha khoa trước, trong và sau nhổ răng nếu mắc các bệnh như huyết áp cao, máu khó đông, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,...
Thông tin chi tiết tiền sử bệnh mạn tính như bệnh viên dạ dày, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp,... và các thuốc đang dùng như thuốc chống đông, kháng sinh, giảm đau, các thuốc có thể gây dị ứng,...
Giảm tối thiểu số lượng vi khuẩn trong khoang miệng như:
+ Không có tình trạng viêm nhiễm, đau do nhiễm khuẩn ở trong miệng và vùng răng dự định nhổ;
+ Các lỗ sâu răng nên được trám hết để loại bỏ các vùng chứa vi khuẩn tiềm tàng trong miệng
+ Lấy sạch cao răng và điều trị triệt để viêm lợi trước khi nhổ răng, nếu răng dự định nhổ còn bị đau (đặc biệt là răng số 8) thì nên điều trị loại bỏ nhiễm khuẩn trước cho đến khi hết đau, vì nếu còn viêm nhiễm quanh răng sẽ gây giảm hiệu quả của thuốc gây tê trong lúc nhổ răng.
+ Có đơn thuốc và uống kháng sinh nha khoa một hoặc hai ngày trước khi nhổ răng nhằm tăng tính kháng khuẩn cho toàn bộ cơ thể.
Chụp phim X-quang vùng răng cần nhổ để kiểm soát được hình thể, số lượng chân răng, tình trạng xương quanh ổ răng.
Thời gian nhổ răng: Nên nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để có nhiều thời gian theo dõi và kiểm soát sự cầm máu sau nhổ răng.
Nên ăn no trước khi nhổ răng.
Phụ nữ không nên nhổ răng khi mang thai, cho con bú và có kinh nguyệt.
4.2 Sau khi nhổ răng
Những lưu ý chăm sóc sau khi nhổ răng khôn :
+ Cắn chặt miếng gạc trong 20 phút cho đến khi ngừng chảy máu, tuy nhiên, không nên ngậm gạc quá lâu vì gạc sẽ hút hết chất dịch huyết tương từ vết thương khiến lâu lành hơn;
+ Chườm đá ngoài má để giảm độ sưng ngay sau khi nhổ, chườm trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng và chỉ chườm đá trong trường hợp quá đau nhức, sưng đau;
+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau 24-48 giờ nhổ răng. Súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn chuyên dụng;
+ Uống thuốc theo đơn của bác sĩ;
+ Ăn đồ mềm, dễ nuốt;
+ Không súc miệng mạnh, liên tục hoặc đánh răng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật nhổ răng để tránh làm vỡ cục máu đông;
+ Chạm vào ổ nhổ bằng tay hoặc lưỡi vì nó có thể làm chảy máu thêm và nhiễm khuẩn vết thương;
+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng gây quá sức cho cơ thể;
+ Không uống rượu, bia, nước ngọt có gas, hút thuốc lá trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng;
+ Không dùng đá hoặc nước lạnh tiếp xúc trực tiếp lên khu vực vết nhổ răng;
+ Không ngậm nước muối, nước súc miệng và tránh khạc nhổ sau khi nhổ răng;
+ Không ăn kẹo cao su, bánh kẹo cứng, đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh;
+ Hạn chế tác động mạnh lên khoang miệng.
#MEDLATEC
Các tin liên quan:
- 7 dấu hiệu răng miệng mà bạn không được chủ quan!
- Vì sao nên dùng bàn chải tre The Humble? Và đâu là lý do
- Thay đổi chiếc bàn chải nhựa, hành động nhỏ vì hành tinh thân yêu
- Sâu răng trẻ em, các điểm cần lưu ý
- Hàm răng thưa, các phương pháp điều chỉnh răng thưa phổ biến hiện nay!
- Tại sao phải chăm sóc và bảo vệ răng miệng? Các bệnh lý về răng miệng!
- Quy trình tẩy trắng răng có gây hại không? Tần tật những điều cần biết về tẩy trắng răng
- Cao răng là gì? Quy trình lấy cao răng đạt chuẩn và những điều cần biết
- Khám phá những điểm nổi bật của niềng răng Invisalign
- Điều trị tủy răng là gì? Có đau không? Điều cần lưu ý khi chữa tủy răng
- Thuộc lòng 7 bước vệ sinh răng miệng đúng cách
- Cấy ghép Implant là gì? #7 thắc mắc về phẫu thuật cấy ghép Implant
- Lưu ý sau khi trồng răng Implant
- Bọc răng sứ là gì? Những điều cần biết trước khi làm răng sứ
- Viêm tủy răng là gì?
- Điều trị nội nha một lần hẹn?