Để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho và trắng sáng thì việc đánh răng thôi là chưa đủ. Trên thực tế, bạn nên tìm hiểu thêm một số phương pháp khác để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, viêm nha chu, thậm chí là ung thư miệng.
Độ tuổi nào cần chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe răng miệng?
Trẻ mới biết đi và một bộ phận lớn những người cao tuổi thường có xu hướng ít quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ chính là những đối tượng cần phải chăm sóc răng miệng một cách kỹ lưỡng giống như những đối tượng khác.Trẻ em nên đến gặp nha sĩ khi chúng được một tuổi, và cho tới khi trẻ đã tự lập hơn, cha mẹ có thể tập cho trẻ thói quen tự làm sạch và chăm sóc răng miệng của mình. Đối với những người lớn tuổi bị mắc phải bệnh viêm khớp có thể khiến cho việc đánh răng và xỉa răng trở nên khó khăn hơn.
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng càng sớm càng tốt
Hơn nữa, khi tuổi tác ngày một cao, lượng nước bọt được sản xuất ra cũng giảm xuống, làm tăng nguy cơ mắc sâu răng ở người già, thậm chí tình trạng này cũng gây khó chịu cho những người phải đeo răng giả.
1. Sử dụng chỉ nha khoa
Thực tế, chỉ nha khoa có tác dụng rất hữu ích trong việc bảo vệ răng lợi khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, tương tự như việc sử dụng bàn chải đánh răng, nếu bạn sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách cũng có thể gây ra ma sát và làm hỏng đường viền nướu răng.
Trước khi thực hiện làm sạch răng bằng chỉ nha khoa, bạn hãy lấy khoảng 45 cm chỉ, sau đó cuộn vòng quanh 2 ngón tay giữa và giữa khoảng cách 2 inch giữa các ngón tay. Đối với mỗi một chiếc răng, bạn nên chuyển sang một đoạn chỉ nha khoa mới, và giữ chặt chỉ nha khoa với răng kết hợp di chuyển lên xuống nhẹ nhàng để loại bỏ những mảng bám trên răng.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
2. Đánh răng
Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ ngày hoặc sau bữa ăn. Lựa chọn bàn chải lông mềm, thay mới mỗi 3 tháng và đánh răng đúng cách để bảo vệ răng.Các nha sĩ thường khuyên mọi người nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm sạch răng miệng đúng cách.
Khi bắt đầu đánh răng, bạn hãy giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ, hướng về phía đường viền nướu và thực hiện các chuyển động đưa bàn chải một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Mỗi lần, bạn nên đánh răng từ 10-15 lượt, tuy nhiên không nên đánh răng quá mạnh vì nó có thể làm hỏng răng và bào mòn đường viền nướu của bạn.
3. Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp
Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương đến nướu răng. Tốt nhất, bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng khoảng 2-3 tháng một lần. Khi bạn nhận thấy lông bàn chải bị cong lên, đây chính là lúc bạn nên đổi sang bàn chải mới.4. Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường
Đường là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng, bởi vì nó cung cấp nguồn thức ăn cho các loại vi khuẩn có hại và làm gia tăng lượng axit bên trong miệng của bạn. Điều này có thể dẫn đến hình thành nên các mảng bám và ăn mòn men răng cũng như ảnh hưởng xấu tới nướu của bạn.
Để ngăn ngừa được nguy cơ phải đối mặt với tình trạng sâu răng, tốt nhất bạn nên cố gắng cắt giảm các món ăn có chứa nhiều đường, đồng thời đánh răng và xỉa răng sau mỗi bữa ăn, bao gồm cả bữa ăn nhẹ.
5. Tránh các loại đồ uống soda
Hầu hết các loại nước uống soda có chứa hai thành phần, bao gồm axit photphoric và axit citric có khả năng ăn mòn bề mặt răng của bạn. Nếu bạn sử dụng nhiều hơn 1 lon soda một ngày sẽ làm cho men răng trở nên suy yếu, ố vàng và dễ bị sâu răng hơn. Thay vì sử dụng các loại đồ uống có đường hoặc soda, bạn có thể chuyển sang nước được cho thêm hương vị với cam, quýt hoặc lá bạc hà.6. Thăm khám nha khoa định kỳ
Chúng ta thường không quan tâm đến việc khám răng định kỳ mà chỉ đến khi đau nhức hoặc mẻ răng, lung lay,... thì mới tìm đến Bác sĩ nha khoa. Khám răng định kỳ giúp phát hiện và can thiệp kịp những bất thường ở răng miệng. Ngoài ra, để vệ sinh răng miệng đạt hiệu quả, cần hạn chế ăn các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi; không sử dụng đồ ngọt trước khi đi ngủ; hạn chế rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Chúc bạn có một hàm răng khỏe đẹp, hơi thở thơm tho.7. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng trên thế giới đều khuyến cáo những người thường xuyên hút thuốc lá, kể cả thuốc lá không khói nên thay đổi hoặc từ bỏ thói quen tiêu cực này.
Trong thuốc lá có chứa vô số chất độc hại cho sức khỏe, trong đó bao gồm nicotine và tar (hắc ín), chúng không chỉ biến răng của bạn bị chuyển thành màu vàng khó coi mà lâu dần còn ăn mòn nướu răng.
Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá cũng tạo ra một môi trường chín muồi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển bên trong miệng và làm xuất hiện các mảng bám trên răng hay dọc theo đường viền nướu.
Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến các mô, làm thoái hóa xương hỗ trợ răng, thậm chí làm tăng nguy cơ mất răng. Tồi tệ hơn, các loại hóa chất có trong thuốc lá cũng góp phần dẫn đến ung thư miệng.
Các tin liên quan:
- 7 dấu hiệu răng miệng mà bạn không được chủ quan!
- Vì sao nên dùng bàn chải tre The Humble? Và đâu là lý do
- Thay đổi chiếc bàn chải nhựa, hành động nhỏ vì hành tinh thân yêu
- Sâu răng trẻ em, các điểm cần lưu ý
- Hàm răng thưa, các phương pháp điều chỉnh răng thưa phổ biến hiện nay!
- Tại sao phải chăm sóc và bảo vệ răng miệng? Các bệnh lý về răng miệng!
- Quy trình tẩy trắng răng có gây hại không? Tần tật những điều cần biết về tẩy trắng răng
- Cao răng là gì? Quy trình lấy cao răng đạt chuẩn và những điều cần biết
- Khám phá những điểm nổi bật của niềng răng Invisalign
- Điều trị tủy răng là gì? Có đau không? Điều cần lưu ý khi chữa tủy răng
- Cấy ghép Implant là gì? #7 thắc mắc về phẫu thuật cấy ghép Implant
- #4 điều cần biết trước khi điều trị răng khôn
- Lưu ý sau khi trồng răng Implant
- Bọc răng sứ là gì? Những điều cần biết trước khi làm răng sứ
- Viêm tủy răng là gì?
- Điều trị nội nha một lần hẹn?