Cao răng là gì? Quy trình lấy cao răng đạt chuẩn và những điều cần biết
Với sự tiến bộ và phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng, quá trình lấy cao răng hiện đang trở nên ngày càng phổ biến và được người dùng tin tưởng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có một quy trình cạo vôi răng đạt chuẩn cũng như có kiến thức hiểu biết sâu rộng về cạo vôi răng trước khi thực hiện, bài viết này sẽ giúp bạn tổng quan những điều cần thiết.
Kỹ thuật nha khoa ‘lấy cao răng’
Hình 1: Kỹ thuật nha khoa lấy cao răng
Cạo vôi răng là phương pháp loại bỏ những cặn vụn, mảng bám đã bị quá trình vôi hóa bởi hàng nghìn vi khuẩn, muốn canxi carbonate và calcium phosphate có trong nước bọt. Đây được xem là một kỹ thuật nha khoa được nhiều người tin dùng bởi quá trình này ít gây ê buốt, thực hiện nhanh chóng, chi phí rẻ.
Cao răng là gì?
Hình 2: Cao răng là gì?
Cao răng có hai loại chính:
-
Cao răng thường: là một mảng lắng cặn cứng của các muốn như Canxi Cacbonat, Phosphate phối hợp với các cặn mềm từ bên ngoài như mảng vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong môi trường miệng, xác các tế bào biểu mô, vi khuẩn, sự lắng đọng sắt của thuyết thanh… Tất cả chúng bám chắc vào bề mặt răng hoặc ở dưới bờ lợi (còn gọi là vôi răng).
-
Cao răng huyết thanh: là lúc cao răng thường gây viêm lợi, tiết ra dịch viêm và gây chảy máu. Máu sau đó sẽ ngấm vào cao răng và thường tạo nên màu nâu đỏ.
Nguyên nhân của việc hình thành nên cao răng?
Hầu hết, cao răng được hình thành từ những thói quen hằng ngày trong quá trình vệ sinh răng miệng. Một vài nguyên nhân phổ biến bạn có thể biết như:
-
Không vệ sinh răng miệng thường xuyên trước khi đi ngủ và sau khi ăn.
-
Không có thói quen sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có môi trường phát triển trong các kẽ răng.
-
Thường sử dụng các loại đường hóa học, góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng, các sản phẩm như: nước ngọt có gas, bánh, kẹo,... Những chất này là nguyên nhân tiềm ẩn đi răng bị sâu nghiêm trọng hơn.
-
Có thói quen chải răng thường xuyên nhưng cách chải răng không phù hợp, không làm sạch hoàn toàn bề mặt răng, còn để sót các mảng bám và lâu ngày, nó trở thành cao răng.
Cách phòng ngừa cao răng hiệu quả
Từ những thông tin trên, bạn cũng đã hiểu hơn về cao răng là gì? Nguyên nhân của việc hình thành nên cao răng. Việc xuất hiện cao răng là một vấn đề phổ biến mà không ai tránh được. Tuy nhiên, để hạn chế hơn về việc hình thành cao răng, chúng tôi sẽ mách nhỏ một số biện pháp sau:
-
Tập thói quen vệ sinh răng miệng một cách thường xuyên, tối thiểu 2 lần/ngày. Đặc biệt nên đánh răng sau khi ăn uống, ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều tinh bột… Bên cạnh đó, bạn nên súc miệng với nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
-
Ăn những loại thức ăn có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chẳng hạn như táo, sữa chua, chanh, cam…
-
Quan trọng hơn hết, thăm khám răng miệng thường xuyên, định kỳ 4-6 tháng/ 1 lần để tránh tình trạng cao răng quá lâu, ảnh hưởng đến lộ trình làm sạch răng của bạn.
Lý do tại sao phải lấy cao răng?
Ngăn chặn các vấn đề răng miệng
Sau một thời gian, các mảng bám tích tụ nhiều, dày và lâu ngày sẽ gây ra việc phá hủy men răng của con người. Một số ảnh hưởng xấu như:
-
Hôi miệng, nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate sẽ tạo ra acid, men răng sẽ bị tổn thương càng nặng thì sẽ dẫn tới nguy cơ ‘sâu răng’ càng cao.
-
Gây chảy máu chân răng, gây ê buốt khi ăn…
-
Viêm niêm mạc miệng, viêm họng, lở miệng hay viêm amidan...
-
Tụt nướu làm lộ chân răng.
Tránh các bệnh nguy hiểm cho răng
Ngoài những ảnh hưởng xấu kể trên của cao răng trong việc gây ra các vấn đề, bệnh về răng miệng thì việc chúng ta phải lấy cao răng còn vì bởi một số lý do sau:
-
Chiều dài của chân răng là không thay đổi. Khi xương càng trở nên tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm ở trong xương sẽ càng ngắn hơn. Điều này dẫn đến răng bị lung lay, quá trình tiêu xương sẽ bị ảnh hưởng, trở nên diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt có thể khiến răng bị lung lay, rụng răng gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp hàm răng của bạn.
-
Quá trình tiêu xương sinh lý là không thể tránh khỏi theo thời gian cũng như việc làm cho xương không bị tiêu đi là một việc không tránh được. Do vậy, việc duy trì xương ở mức độ ổn định là vô cùng trọng.
-
Gây ra các bệnh về răng miệng nghiêm trọng hơn như: Viêm nha chu, viêm tủy răng ngược dòng tiêu xương ổ răng.
Nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng
Sau khi cạo vôi răng, các mảng bám có màu vàng sẽ được lấy đi. Kết hợp với quy trình đánh bóng răng, hàm răng của bạn sẽ trở nên trắng sáng tự nhiên. Điều này, giúp bạn có thể tự tin nói chuyện giao tiếp hơn nhiều.
Hình 3: Lấy cao răng giúp làm đẹp răng
Lấy cao răng có đau và gây tổn thương răng không?
Hầu như mọi người đều khá lo lắng về bất kỳ quá trình nào tác động đến hàm răng của bản thân, có thể bạn sợ đau hoặc sợ các kỹ thuật đó khiến sức khỏe răng bị tổn thương. Cạo vôi răng có đau và gây hại không là thắc mắc của nhiều người muốn biết. Thật ra, việc cạo vôi răng nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn biết.
Tình trạng sức khỏe của hàm răng
Sức khỏe của hàm răng là yếu tố quan trọng để giúp bạn giải đáp thắc mắc lấy cao răng có đau không? Không chỉ cạo vôi răng mà bất kỳ các kỹ thuật điều trị răng miệng khác đều đòi hỏi rất cao về tình trạng sức khỏe hàm răng của bạn. Đầu tiên, việc bạn mắc một số bệnh lý nha khoa như: viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu thì quá trình bạn lấy cao răng sẽ khiến bạn có cảm giác ê buốt, khó chịu hơn so với những người có sức khỏe răng miệng bình thường.
Tình trạng vôi răng (cao răng)
Tình trạng mức độ cao răng của từng người là yếu tố quyết định tiếp theo để biết được bạn có phải trải qua đau đớn hay không? Nếu trường hợp cao răng của bạn nằm ở thân răng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 15 - 30 phút. Thường thì sẽ không gây đau, không ê buốt hay hay chảy máu ở chân răng.
Đối với trường hợp vôi răng lắng đọng và bám chặt sâu ở dưới nướu thì sẽ khiến sưng răng, viêm lợi. Khi lấy vôi răng trong tình trạng này thì sẽ gây ê buốt hơn. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn. Khoảng vài ngày sau khi lấy cao răng, cảm giác này sẽ biến mất và không ảnh hưởng gì đến quá trình nhai của răng.
Kỹ thuật của bác sĩ hoặc chuyên viên thực hiện
Một trong những điểm mấu chốt quyết định đến quá trình cạo vôi răng thành công và không gây hại đến răng chính là kỹ thuật chuyên môn của bác sĩ hay chuyên viên thực hiện. Trong thời gian trước đây, bác sĩ thường sử dụng các dụng cụ cầm tay để cạo vôi răng. Nhưng hiện tại, một cách cải tiến hơn là dùng máy thổi cát để loại bỏ cao răng.
Ngoài ra, hiện nay, với công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, bác sĩ sử dụng máy sóng siêu âm để giảm thiểu tối đa sự đau đớn, tình trạng ê buốt cho khách hàng, hoàn toàn không gây tổn thương cho nướu và những vùng xung quanh răng. Chưa kể đến việc thời gian cạo vôi răng còn được rút ngắn một cách đáng kể. Do vậy, công nghệ này đang rất được ưa chuộng bởi tính năng vượt trội của nó.
Thế nên, việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng và êm ái nếu bạn chọn đúng trung tâm nha khoa và bác sĩ uy tín.
Quy trình lấy cao răng đạt chuẩn? Giá bao nhiêu?
Cạo vôi răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, không mất nhiều thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, để có thể thực hiện quy trình này một cách an toàn và trọn vẹn, chuyên môn của nha sĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, một quy trình cạo vôi răng đạt chuẩn sẽ giúp bạn an tâm hơn khi điều trị tại trung tâm.
Việc cạo vôi răng không quá phức tạp nhưng cần đến sự khéo léo của bác sĩ để không khiến bạn cảm giác khó chịu cũng như gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Với sự cải tiến ngày càng vượt trội trong công nghệ y khoa, quy trình cạo vôi răng đạt chuẩn gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đây là bước không thể bỏ qua của bất kỳ trung tâm nha khoa nào. Khi bạn được khám và tư vấn, nha sĩ sẽ biết được răng của bạn có vấn đề và mắc bệnh gì ảnh hưởng đến quá trình lấy cao răng không. Nếu có, họ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp như điều trị dứt điểm hoặc dời ngày cạo vôi răng cho bạn đến một thời điểm hợp lý hơn.
Hình 4: Tư vấn và thăm khám trước khi cạo vôi răng
Ngoài ra, ở bước này, bạn cũng nên chân thật bày tỏ những vấn đề về hàm răng của bản thân và trao đổi thẳng thắn với nha sĩ. Để họ có thể tư vấn một cách cụ thể nhất cho bạn.
Bước 2: Lấy cao răng
Với công nghệ hiện đại, nhiều trung tâm sẽ sử dụng đến máy siêu âm nhỏ với chuyển động rung của các bước sóng áp lên toàn bộ bề mặt răng có mảng bám, cao răng. Một cách nhanh chóng, cao răng sẽ được loại bỏ ngay khi chúng nằm sâu dưới nướu hay trong kẽ răng của bạn.
Một cách truyền thống hơn, răng sẽ được cạo vôi theo thứ tự từng phần. Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành cạo sạch phần mảng bám và vôi bám cứng trên răng. Sau đó, tiến hành làm sạch phân thân răng ở dưới nướu.
-
Cạo phần thân răng: ở phần này, vôi răng dễ nhìn thấy và dễ dàng lấy ra. Giai đoạn này, nha sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng thực hiện để loại bỏ các mảng bám, cao răng mềm.
-
Cạo phần vôi kẽ răng, đây là vùng tiếp xúc giữ răng và nướu: cao răng vùng này thường là lý do gây ra bệnh nha chu bởi chúng bám rất chặt và khó thực hiện. Nha sĩ cần cạo sâu xuống phía dưới nướu nên bạn có thể bị đau hơn.
Bước 3: Đánh bóng răng sau lấy cao răng
Sau khi hoàn tất việc lấy cao răng, nha sĩ sẽ tiến hành đánh bóng cho hàm răng. Việc này không chỉ giúp răng sạch sẽ hơn mà còn tạo độ bóng nhằm hạn chế sự tích tụ mảng bám sau này. Đồng thời, tạo tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Cạo vôi răng giá bao nhiêu?
Thực tế rằng, rất khó để có thể xác định chính xác cạo vôi răng giá bao nhiêu tiền? Bởi chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong suốt lộ trình. Cụ thể như:
-
Cao răng nhiều hay ít: tùy thuộc vào lượng cao răng của bạn nhiều hay ít để nha sĩ xác định chi phí lấy cao răng một cách hợp lý. Nếu răng của bạn ít vôi thì chi phí sẽ thấp hơn vì không mất nhiều thời gian và độ tỉ mỉ để thực hiện. Ngược lại, nếu răng có quá nhiều vôi, vôi bám chặt và sâu thì chi phí lấy vôi răng sẽ cao hơn.
-
Chất lượng, uy tín của trung tâm nha khoa: những trung tâm nha khoa có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm sẽ có chi phí cao hơn vì họ đảm bảo về mặt chất lượng khi bạn thực hiện cạo vôi răng. Họ cũng sẽ có các dịch vụ kèm theo như tư vấn, thăm khám một cách kỹ càng và phù hợp cho bạn.
Nhưng thông thường mức giá lấy cao răng dao động từ 200.000 – 400.000 đồng và nó tùy thuộc vào những yếu tố trên.
Những điểm lưu ý sau khi lấy cạo vôi răng
Cần lưu ý những điều gì để mảng cao răng không quay trở lại?
Sau khi thực hiện cạo vôi răng, men răng và nướu thường có trình trạng rất yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi sự tấn công của vi khuẩn. Do vậy, răng của bạn thường có cảm nhác ê nhức khi ăn đồ nóng, lạnh. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách thường xuyên giúp giữ hàm răng luôn khỏe và tính thẩm mỹ, ngăn ngừa vi khuẩn và các bệnh viêm, sưng…
-
Đánh răng 2 lần/ ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Lưu ý, bàn chải lông mềm, đánh nhẹ nhàng để tránh tổn thương răng.
-
Ngoài ra, sử dụng bàn chải có kích thước vừa phải sẽ giúp bạn có thể đánh sâu, sạch các vị trí của khoang miệng.
-
Dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn cũng là cách vệ sinh răng miệng dễ dàng và hiệu quả.
-
Nước muối sinh lý diệt khuẩn, giúp khoang miệng luôn ở trạng thái sạch sẽ.
-
Tái khám thường xuyên (theo chỉ dẫn của nha sĩ) và lấy cao răng theo định kỳ.
Những điều nên tránh
-
Không tẩy trắng răng: Theo các chuyên gia khuyến cáo, sau khi cạo vôi răng thì tuyệt đối không được tẩy trắng răng. Bởi lúc này, men răng và nướu chưa ổn định. Nếu thực hiện tẩy trắng, răng sẽ bị tổn thương, gây kích ứng, viêm và sưng.
-
Không hút thuốc lá: việc này sẽ khiến răng xỉn màu và ố vàng. Bởi sau khi cạo vôi răng, men răng mới bị bào mòn, dễ bị ám màu nhất.
-
Tránh để son môi dính vào răng: Các chất tạo mày sẽ dính vào răng trong khoảng 7 ngày đầu sau khi lấy cao răng.
Sau khi lấy cao răng nên ăn gì?
-
Tăng cường ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ: Các loại rau xanh, hạt chứa chất xơ như: súp lơ, đậu này, rau cải,... giúp răng miệng của bạn trở nên chắc khỏe hơn.
-
Bổ sung sữa tươi và chế phẩm từ sữa: Sữa tươi hoặc các chế phẩm từ sữa giúp ngăn ngừa các mảng bám. Vậy nên, việc bổ sung các loại thực phẩm này sẽ giúp răng sạch sẽ hơn.
-
Cung cấp các loại vitamin: cung cấp vitamin từ trái cây như dâu tây, chuối, tác… cung cấp lượng lớn vitamin, hỗ trợ răng khỏe và ngăn ngừa cao răng hình thành.
Kết
Các tin liên quan:
- 5 cách tăng số người quan tâm OA dành riềng cho Nha khoa
- 7 dấu hiệu răng miệng mà bạn không được chủ quan!
- Vì sao nên dùng bàn chải tre The Humble? Và đâu là lý do
- Thay đổi chiếc bàn chải nhựa, hành động nhỏ vì hành tinh thân yêu
- [Top 7] công việc phòng khám nên làm trong mùa dịch covid
- Sâu răng trẻ em, các điểm cần lưu ý
- Hàm răng thưa, các phương pháp điều chỉnh răng thưa phổ biến hiện nay!
- Tại sao phải chăm sóc và bảo vệ răng miệng? Các bệnh lý về răng miệng!
- Quy trình tẩy trắng răng có gây hại không? Tần tật những điều cần biết về tẩy trắng răng
- Khám phá những điểm nổi bật của niềng răng Invisalign
- Điều trị tủy răng là gì? Có đau không? Điều cần lưu ý khi chữa tủy răng
- Thuộc lòng 7 bước vệ sinh răng miệng đúng cách
- Cấy ghép Implant là gì? #7 thắc mắc về phẫu thuật cấy ghép Implant
- #4 điều cần biết trước khi điều trị răng khôn
- Lưu ý sau khi trồng răng Implant
- Bọc răng sứ là gì? Những điều cần biết trước khi làm răng sứ
- [Chuyển đổi số] Không chỉ là ứng dụng phần mềm y khoa
- [Tổng hợp] Bảng giá dịch vụ nha khoa 2020
- Chỉnh nha ít áp lực, lương cao ở Mỹ
- Viêm tủy răng là gì?
- Bác sĩ Nguyễn Hữu Nam và hành trình xây dựng tập đoàn y tế nghìn tỉ
- So sánh các kỹ thuật khử khuẩn trong nha khoa
- Điều trị nội nha một lần hẹn?
- Tấm hút nước bọt, phát minh thú vị cho nha khoa
- Sau 8 lần thất bại, nha sĩ Hàn Quốc thành công với startup 2 tỷ USD
- Thách thức của y tế số: Lấy bệnh nhân làm trung tâm
- Maydental tham gia hội nghị Nha khoa Quốc tế - VIDEC12
- Content Marketing cho phòng khám nha khoa mới mở
- Chiến lược Marketing thúc đẩy doanh thu cho Phòng khám
- Thời đại của văn phòng “trên mây”