Điều trị tủy răng là gì? có đau không? Những điểm cần lưu ý khi chữa tủy răng

Sức khỏe răng miệng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của bất kỳ ai bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày của họ. Một trong số vấn đề về răng miệng phổ biến thường gặp phải như là viêm tủy, sâu răng, răng đau nhức, sưng nề… Khi mắc phải các triệu chứng này, bác sĩ thường tiến hành điều trị tủy tức là điều trị nội nha, trong dân gian thường gọi là lấy tủy răng hay hút tủy răng. Đây là một quy trình nhằm lấy sạch phần tủy răng bị tổn thương, đồng thời trám kín lại ống tủy và phục hồi chức năng răng. 

Điều trị tủy răng là gì_.jpg  

Vậy thì, cụ thể khi nào thì chúng ta cần đến phương pháp ‘điều trị tủy răng’? Việc lấy tủy răng này có đau và gây ảnh hưởng gì không? Cùng theo dõi bài giải đáp những thắc mắc về điều trị tủy dưới đây.

1. Điều trị viêm tủy răng là gì?

Tủy răng là gì? Tại sao bị viêm tủy răng?

Tủy răng được xem là một tổ chức bao gồm các dây thần kinh, các mạch máu… liên kết với nhau mục đích giúp nuôi sống hàm răng. 

Nguyên nhân bị viêm tủy răng

Việc dẫn đến tình trạng viêm tủy răng chính là do vi khuẩn xâm nhập vào răng lúc bị nứt vỡ, bị sâu, bị nhiễm trùng nướu hoặc do không vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài ra, viêm tủy răng còn do một số nguyên nhân khác xuất phát từ việc răng bị nhiễm hóa chất hoặc do áp suất của môi trường bị thay đổi một cách đột ngột,...
 

Viêm tủy răng là gì_.jpg

Viêm tủy răng là tình trạng vùng tủy cùng với các mô quanh chân răng bị vi khuẩn xâm lấn gây viêm nhiễm. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng hầu hết bệnh nhân đều không thể phát hiện vào giai đoạn đầu bởi bệnh phát triển rất thầm lặng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời thì bệnh sẽ có diễn biến phức tạp hơn và gây khó khăn trong quá trình điều trị. Một số trường hợp được phát hiện trong giai đoạn chết tủy không thể cứu vãn dẫn tới mất răng.

 

Biến chứng của viêm tủy răng

  • Dễ kích ứng khi ăn: viêm tủy răng sẽ khiến bạn dễ bị kích ứng khi ăn các loại đồ ăn ngọt, nóng, lạnh và chua. Không dừng ở đó, mức độ ê buốt, khó chịu sẽ ngày càng tăng dần theo cấp độ cho đến khi tủy răng sẽ bị hoại tử hoàn toàn. Những cơn đau, ê buốt có thể xuất hiện vài giây hoặc vài giờ sau khi ăn.

  • Gây mất răng: viêm tủy ở mức độ 2 hoặc 3 có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất răng cao. Nếu trường hợp mất răng ở những vị trí dễ thấy như răng nanh hoặc răng cửa thì việc mất răng sẽ làm mất tính thẩm mỹ của hàm răng cũng như khuôn mặt của bạn. Nếu mất răng ở nhóm hàm răng thì ảnh hưởng lớn đến khả năng nhai của bạn sẽ bị cản trở và giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra, vùng mất răng sẽ trở nên khó vệ sinh, về lâu dài, các răng kế cận cũng sẽ bị ảnh hưởng và có nguy cơ mất thêm.

  • Suy nhược cơ thể: Viêm tủy răng sẽ khiến chúng ta trải qua các cơn ê buốt khó chịu, dẫn đến tình trạng bị mất ngủ, lười ăn, giảm khả năng ăn nhai,... Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của cơ thể. Đặc biệt với những người trung niên, vấn đề này sẽ làm tồi tệ hơn tình trạng các bệnh lý có sẵn trong cơ thể.

2. Điều trị tủy răng (Chữa tủy răng)

Điều trị lấy tủy răng (hay còn gọi là điều trị nội nha) là một cách thức can thiệp phổ biến và hàng đầu trong các trường hợp răng bị viêm tủy. Đây là một quy trình gồm lần lượt các bước nhằm giúp lấy sạch phần tủy răng bị tổn thương, bị viêm nhiễm, tủy bị hoại từ... ở bên trong khoang tủy. Tiếp theo, ổng chứa tủy sẽ được vệ sinh sạch sẽ, trám kín bằng nhựa nha khoa và phục hồi chức năng răng. Khi hoàn tất các quy trình, ổ viêm nhiễm sẽ được giải quyết hoàn toàn và chấm dứt tình trạng đau đớn cho người điều trị.

Đồng thời, răng sau khi được điều trị tủy sẽ được phục hình, mang lại tính thẩm mỹ cao, bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ nha khoa.

Khi nào thì cần điều trị viêm tủy răng? 

Việc nhận biết các triệu chứng để chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều trị tủy là vô cùng cần thiết. Một trong những triệu chứng phổ biến, đó là răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài, không thể giảm đau bằng thuốc. Lúc nhai, răng bị đau và nhạy cảm với các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu có những dấu hiệu trên, bạn nên sớm đến thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ và điều trị lấy tủy răng kịp thời. 

Trong trường hợp không được điều trị sớm, viêm tủy răng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt có thể dẫn đến viêm quanh cuống răng do vùng chân của răng lúc này đã bị ổ viêm lấn chiếm. Viêm quanh cuống răng sẽ làm cho quá trình chữa tủy trở nên khó khăn hơn và khiến chân răng yếu đi. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bạn đã bị viêm ổ răng bằng cách nhìn vào vùng chân răng có xuất hiện những ổ mủ màu trắng, tiết dịch và có mùi hôi.

3. Điều trị lấy tủy răng có đau và gây hại không?

Với sự tiến bộ và phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật, việc chữa tủy răng đã không còn gây đau đớn như trước đây nữa. Trong suốt quá trình điều trị này, người bệnh cũng không hề có cảm giác đau đớn vì trước đó họ đã được gây tê cục bộ. Sau khi hoàn tất việc lấy tủy, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân nên bạn hoàn toàn không cần quá lo lắng về vấn đề đau đớn hay không. 

Chữa tủy răng có gây hại không? 

Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm đến khi học đang cân nhắc về việc điều trị tủy. Thực tế rằng, việc lấy tủy răng hoàn toàn không gây nguy hiểm hay bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Ngược lại, đây là một giải pháp cần thiết để ngăn chặn và điều trị tình trạng viêm nhiễm lây lan của các vùng vi khuẩn đang gây hại cho hàm răng. Đồng thời, giúp bạn cải thiện chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng. Từ đó, răng của bạn được bảo vệ một cách tốt nhất. 

Ngoài ra, sau khi tiến hành lấy tủy răng, bạn sẽ không còn cảm giác đau đớn hoặc răng bị kích ứng với đồ ăn nóng, lạnh nữa. Do vậy, lấy tủy răng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn mà còn giúp bạn cải thiện hàm răng của mình.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh điều trị tủy ở một số trung tâm nha khoa thiếu uy tín, nha sĩ thiếu chuyên môn sẽ khiến cho quá trình lấy tủy không chính xác. Chẳng hạn như lấy tủy răng không sạch sẽ, ảnh hưởng lớn đến các mô răng lành. Phần tủy viêm còn sót lại trong mô gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hơn trước.

Vậy nên, chữa viêm tủy thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên khoa của bác sĩ cũng như công cụ kỹ thuật chất lượng ở trung tâm nha khoa thực hiện lấy tủy.

 

4. Quy trình điều trị lấy tủy răng 

Bước 1: Thăm khám và chụp phim X-quang

Bước đầu tiên để đi vào quá trình điều trị tủy đó là bạn phải được bác sĩ kiểm tra tổng quát toàn bộ tình trạng hàm răng hiện tại. Lúc này, bạn cần thẳng thắn bày tỏ những vấn đề của cá nhân như các bệnh lý trước đây, cảm giác hiện tại ra sao… 

Sau khi được tư vấn, bác sĩ sẽ chụp phim X-Quang để kiểm tra cụ thể hơn những răng đang có vấn đề. Cuối cùng, họ sẽ đưa ra đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe răng hiện tại của bạn, đồng thời lên phác đồ điều trị cụ thể.

Bước 2: Gây tê trước khi lấy tuỷ

Để đảm bảo người bệnh không bị ê nhức, khó chịu khi tiến hành lấy tủy, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ. Thuốc gây tê sẽ hết sau khi kết thúc sau khi hoàn tất việc lấy tủy. Do đó, bạn không cần lo lắng đến lộ trình lấy tủy cũng như sinh hoạt sau khi đó.

Gây tê.jpg

Bước 3: Đặt đế cao su

Để bảo vệ một cách an toàn và tuyệt đối sức khỏe cho khách hàng, các nha sĩ phải tiến hành đặt đế cao su ôm sát vào phần răng cho bệnh nhân trước khi thực hiện mở nắp tủy. Điều này giúp ngăn chặn các hóa chất khi chữa tủy răng rơi vào đường tiêu hóa. Đồng thời giúp răng bị viêm tủy luôn giữ ở trạng thái sạch sẽ và khô ráo khi phẫu thuật.

Bước 4: Tiến hành điều trị tủy

Sau một thời gian, khi thuốc gây tê phát huy tác dụng thì nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng cho người bệnh. Họ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến phần ống tủy, vùng viêm tủy răng sẽ được t, nha sĩ sẽ tạo hình lại ống tủy và làm đầy buồng tủy trống bằng nhựa nha khoa Gutta Percha. 

Quy trình điều trị tủy răng (1).jpg 1

Bước 5: Trám bít ống tuỷ

Tủy sau khi được loại bỏ hoàn toàn thì nha sĩ sẽ thực hiện phục hình thẩm mỹ cho răng như ban đầu với phương pháp bọc răng sứ hoặc trám răng tùy theo mong muốn của khách hàng cũng như tình trạng sau khi hoàn tất quá trình điều trị.

5. Răng đã điều trị tủy có giữ được lâu không?

Không thể đảm bảo lộ trình điều trị tủy là thành công 100%. Trên thực tế, có khoảng 90 - 95% trường hợp người bệnh điều trị tủy răng thành công, còn một vài trường hợp phải tiến hành điều trị lại do một số lý do sau:

  • Người bệnh đã điều trị tại các nơi khác nhưng chưa được làm sạch hết phần tủy bị viêm nhiễm, có triệu chứng đau, ê buốt và cần điều trị.

  • Trường hợp phức tạp hơn, nhiều ống tủy nhưng có ống tủy bị Calci hóa, gây trở ngại cho quá trình dò.

  • Răng có những ống tủy phụ, khó làm sạch hết hoặc là những răng bị nhiễm trùng chóp.

Những trường hợp trên đây, tỷ lệ thành công không cao. Thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn và không thể đảm bảo một cách chính xác thời gian bao lâu. Tuy nhiên các răng được lấy tủy và phục hồi tốt, ổn định thì sẽ theo bạn suốt đời nếu bạn thực hiện chăm sóc đúng cách, thường xuyên và hạn chế nha thức ăn cứng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

6. Chữa tủy có thể được thực hiện tại nhà không?

Viêm tủy là một bệnh lý về răng phổ biến và có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, tùy vào mức độ của bệnh cùng tình trạng sức khỏe mà sẽ có cách chữa trị khác nhau. 

Việc điều trị viêm tủy tại nhà thường chỉ cắt giảm cơn đau trong một khoảng thời gian ngắn, chứ không được điều trị một cách tận gốc phần viêm tủy răng. Vậy nên, bạn không nên lấy tủy răng tại nhà mà thay vào đó, nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, tư vấn và phác họa điều trị tủy phù hợp, dứt điểm.

7. Điểm cần lưu ý trước và sau khi chữa viêm tủy răng

7.1. Những triệu chứng có thể xảy ra sau khi lấy tủy răng

Nhiều khách hàng sau khi tiến hành điều trị viêm tủy thường có các triệu chứng đau buốt nhiều ngày. Vậy chữa tủy răng xong bị đau nhức như vậy có phải là một điều bất thường không?

Triệu chứng sau khi điều trị tủy răng bình thường

Sau khi tiến hành chữa tủy răng, bệnh nhân thường sẽ không còn cảm giác đau nhức hoặc cảm nhận được độ nóng lạnh khi ăn uống. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng mà hầu như bất kỳ ai cũng có như:

  • Đau nhức nhẹ hoặc hoàn toàn không có cảm giác sau vài giờ. Sau khi lấy tủy, bạn sẽ thấy đau nhức khi nhai hoặc khi có tác động vài phần răng. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng từ 24 - 48 giờ.

  • Những dấu hiệu đau nhức sau khi lấy tủy thường kéo dài khoảng 1 - 2 ngày. Đau buốt, ê nhức nhưng có mức độ giảm dần. Nguyên nhân có thể do lỗ tủy bị lấy quá rộng, vật liệu trám gây kích ứng đến tận chóp chân răng.

  • Nhiều trường hợp đau nhức, kéo dài lâu ngày, đau theo cơn và đau khi có tác động khi ăn uống, ăn đồ ăn nóng lạnh. Tuy nhiên, sau 1 - 2 ngày sẽ hết.

Với những triệu chứng này, nó thường xuất hiện sau khi bạn hết thuốc tê nhưng cũng sẽ sớm hết nếu bạn uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các triệu chứng này thường kéo dài chỉ trong vài giờ hoặc đến 48h tủy vào tình trạng cơ địa răng của mỗi người.

Triệu chứng sau khi điều trị tủy bất bình thường

Với các triệu chứng bình thường nêu trên, bạn không cần quá lo lắng vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sinh hoạt thường ngày của bạn. Tuy nhiên, với những triệu chứng bất thường dưới đâu thì bạn cần đến nha khoa nhanh chóng để được điều trị và hỗ trợ kịp thời. Vì nếu để lâu ngày, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như tổng thể. Các triệu chứng cụ thể như:

  • Đau nhức kể cả khi không nhai

  • Có tình trạng sưng nướu kéo dài, sưng kèm việc đau nhức kéo dài tới 2 - 3 ngày mà không có dấu hiệu giảm.

  • Triệu chứng sưng nướu nhưng không ‘đau’ cũng là một vấn đề bất bình thường. 

7.2. Sau khi chữa tủy răng cần làm gì để bảo vệ răng?

Khi thực hiện chữa tủy, người bệnh nên nắm rõ những lưu ý sau:

  • Hạn chế căn và nhai bằng cái răng được lấy tủy cho đến khi nó được bọc lại bằng chụp răng. Răng được điều trị tủy sẽ dễ gãy hơn. Vậy nên cần phải được làm chụp bọc càng sớm càng tốt.

  • Trong suốt thời gian bạn có điều kiện làm chụp răng thì việc vệ sinh răng miệng, đánh răng thường xuyên và đúng cách là việc cần thiết. 

  • Nếu răng sau khi chữa tủy được chụp răng thì bạn có thể ăn uống một ách bình thường và cần chú ý tránh các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, chua hoặc cay, mặn, đồ ăn quá cứng.

  • Để ý, quan sát các dấu hiệu bất thường chỗ răng lấy tủy để nhanh chóng kịp thời đến nha sĩ để được hỗ trợ.

Cần phải đi tái khám định kỳ, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng và nhanh chóng phát hiện các tổn thương, nhiễm trùng răng (nếu có) ngay cả khi bạn không hề cảm nhận được bất cứ dầu hiệu đau buốt gì. 

8. Chi phí để thực hiện chữa viêm tủy răng hết bao nhiêu?

Điều trị lấy tủy răng là một chỉ định nha khoa phổ biến hiện nay dành cho bất kỳ độ tuổi nào. Chi phí cho mỗi ca lấy tủy thường dao động từ khoảng 200.000 đồng đến gần 2 triệu đồng tùy vào mức độ và tình trạng răng của người bệnh.

Tuy nhiên, để biết chính xác điều trị tủy hết bao nhiêu tiền thì bác sĩ cần kiểm tra chính xác mức độ viêm tủy của người bệnh là nặng hay nhẹ. Ngoài ra, việc lấy tủy răng cho trẻ nhỏ thường có mức giá thấp hơn điều trị tủy răng vĩnh viễn.

Chữa tủy răng là một chỉ định nha khoa phổ biến ở cả trẻ em và người lớn khi răng bị sâu nặng hoặc chân răng bị viêm nhiễm, tổn thương tới tủy. Và chi phí cho mỗi ca chữa tủy thường dao động từ 200.000 nghìn đến gần 2 triệu đồng.

Kết

Viêm tủy răng là một bệnh lý phổ biến hiện nay, việc chữa viêm tủy răng rất đơn giản bởi công nghệ kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn của các nha sĩ ngày càng được cải tiến và năng cao. Tuy nhiên, để có thể điều trị lấy tủy một cách hiệu quả và thành công thì bạn nên xem xét và cân nhắc tìm hiểu các trung tâm nha khoa uy tín, tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn sau khi điều trị tủy không thành công do tay nghề thiếu chuyên môn của các nha sĩ không có kinh nghiệm.

Các tin liên quan: