Sâu răng sữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ 4 đến 5 tuổi, thậm chí có thể sớm hơn. Sâu răng sữa ở trẻ có thể gây đau, ảnh hưởng đến ăn uống, học hành, vui chơi của trẻ, gây tốn nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn tại chỗ gây sưng đau hoặc là nguy cơ lưu giữ vi khuẩn có thể dẫn đến các bệnh toàn thân như: viêm phổi, viêm khớp... và những biến chứng nguy hiểm khác.  Việc phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sâu răng sữa là rất quan trọng.

1. Tại sao trẻ em bị sâu răng?  

Sâu răng ở trẻ em (Early childhood caries ECC) thường gặp ở trẻ từ 1,5 tuổi  đến 3 tuổi, mặc dù có thể xuất hiện thậm chí còn sớm hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng kém + chế độ ăn nhiều đường :thông thường trẻ ăn ngọt từ 2 lần trở lên trong ngày sẽ có nguy cơ sâu răng. 
  • Do trẻ bú bình ban đêm kéo dài : sâu răng lan nhanh với chất ngọt lúc ngủ.
  • Trẻ rối loạn cảm xúc :giảm tiết nước bọt, do dùng thuốc  an thần lâu ngày, trẻ bệnh toàn thân , xạ trị … 

2. Việc sâu răng ở trẻ có phải là điều theo tự nhiên không?

Theo tự nhiên là bé phải có hàm răng chắc khoẻ, đảm bảo việc ăn nhai, phát âm và cười nói một cách tự nhiên nhất để phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

3.Tiến triển của sâu răng ở trẻ?

Ban đầu, sâu răng  phát triển một dải khử khoáng màu trắng xỉn  mà cha mẹ không phát hiện. Khi tình trạng tiến triển, các tổn thương màu trắng phát triển thành các lỗ sâu răng màu nâu hoặc đen. 
Thông thường, thời điểm đứa trẻ được đưa đến nha sĩ khi  Răng sâu nhiều ở vùng răng cối sữa làm trẻ đau nhức không ăn được, bỏ bữa, quấy khóc, vùng răng cửa sữa  phần lớn bị hư hỏng hoặc mất. Trong các trường hợp tiến triển, thân răng của bốn răng cửa sữa có thể bị phá hủy hoàn toàn, để lại các chân răng màu nâu đen.
 Điều trị những chiếc răng bị hư hỏng nặng này vẫn là một thách thức đối với nha sĩ. Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, do tuổi còn nhỏ và chưa có khả năng nhận thức, thường không hợp tác để điều trị nha khoa, và sự hợp tác của trẻ đóng một yếu tố lớn trong việc điều trị. 
Nhiều trẻ thể hiện với hành vi vệ sinh răng miệng kém, xuất hiện sưng nướu, viêm và chảy máu nướu.
Các kế hoạch điều trị để sửa chữa cho các răng trước đã bị hư hỏng nặng bao gồm: điều trị tủy, phục hình, mão răng hoặc nhổ răng.

nha khoa.PNG

                                        Hình ảnh sâu răng do bú bình ở trẻ 5 tuổi

4. Tại sao phải chữa răng cho bé, khi mà răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn? 

Nhiều phụ huynh quan niệm : Răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn nên không quan tâm chăm sóc và khám răng định kì cho trẻ. Tuy nhiên, khoảng thời gian bé thay răng thường kéo dài từ lúc 6-12 tuổi, tuỳ răng và tuỳ bé. Trong khoảng thời gian đó răng sữa hoàn toàn có thể bị sâu, sưng đau, thậm chí có thể bị áp xe, viêm mô tế bào...ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai và sức khoẻ của bé. Chưa kể việc sưng đau có thể tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến bé phải chịu đựng tình trạng không khoẻ mạnh này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Cho nên, việc phòng ngừa và chữa trị ở giai đoạn sớm là hết sức cần thiết.

5. Đường nào tốt cho răng ?

Đường manitol hoặc xilitol có trong các sản phẩm ăn kiêng hoặc kẹo cao su là 1 loại đường tổng hợp dùng để thay thế cho các loại đường truyền thống dùng trong nước giải khát, bánh kẹo, kẹo cao su… có thể giúp hạn chế sâu răng, do vi khuẩn gây bệnh sâu răng không lên men được loại đường nhân tạo này; tuy nhiên, hoàn toàn không có tác dụng làm men răng cứng chắc như fluor, vì thế không thể thay thế kem đánh răng có fluor được.

6. Phòng ngừa sâu răng ?

Dự phòng và tăng cường sức khoẻ răng miệng để sâu răng không xảy ra bằng các biện pháp: 

  • Duy trì việc vệ sinh răng miệng đúng qua giáo dục, khuyến khích , khen ngợi trẻ  về cách chải răng đúng và đủ với kem đánh răng có fluor dành cho trẻ em.
  • Nuôi dưỡng đúng cách, giảm bú sữa đêm. Ăn chế độ ăn giàu  chất xơ, hạn chế ăn đường và các thực phẩm có đường.
  • nên đi khám định kỳ với Nha sĩ để bé không có cảm giác e sợ và có thể sẽ được điều trị ở giai đoạn sớm nếu có sâu răng . Ở trẻ có nguy cơ sâu răng cao,  nên khám trể nhất là 6 tháng sau khi chiếc răng đầu tiên mọc.

Tại Nha Khoa Võ Nguyễn, các biện pháp thăm khám, tư vấn, phòng ngừa và diều trị cho trẻ em được các BS chuyên khoa răng hàm mặt có kinh nghiệm , hiểu tâm lý của trẻ em để đưa ra lời khuyên tốt nhất cho quý phụ huynh về tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ.

Trung tâm Nha Khoa Võ Nguyễn
VÕ NGUYỄN Dental - Style your smile
483 Lê Văn Lương Phường Tân Phong - Quận 7 -TPHCM

Các tin liên quan: