Điều trị nha khoa có hai lĩnh vựa chính, một để chữa khỏi hay phòng ngừa các nhiễm trùng như nhiễm trùng quanh chóp, còn lại là giải quyết vấn đề thẩm mỹ, làm đẹp như tẩy trắng răng, trám composite, mão răng,…Loại điều trị thứ nhất thường cần sử dụng kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng trước khi tiến hành điều trị, ngăn ngừa nhiễm trùng sau điều trị. Ví dụ trong các ca viêm nội tâm mạc, tế bào nội mạc tim bị nhiễm trùng từ vi khuẩn trong điều trị nha khoa theo đường máu vào tim.

Cần khai thác bệnh sử của bệnh nhân, làm tất cả các xét nghiệm để loại trừ nguy cơ sẽ xảy ra mà có thể phòng ngừa được nếu chẩn đoán trước và có kế hoạch điều trị thích hợp.

Để phòng ngừa các trường hợp không may xảy ra, cần dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa để kiểm soát sự lan rộng của vi khuẩn từ vùng nhiễm trùng/ phẫu trường theo đường máu. Sau đây là danh sách những điều trị nha khoa cần dùng kháng sinh phòng ngừa và những điều trị không cần dùng. Kháng sinh phổ biến nhất là Amoxicillin, tuỳ thuộc đáp ứng của bệnh nhân mà dùng các loại kháng sinh. Nếu dị ứng với Amoxicillin thì có thể dùng Cephalexin, Clindamycin, Azithromycin.

Các bệnh nhân cần dùng kháng sinh phòng ngừa trước phẫu thuật nha khoa:

  • Bệnh nhân có van tim nhân tạo.
  • Bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh không được điều trị như bệnh tim bẩm sinh tím tái, bệnh nhân có khiếm khuyết tim bẩm sinh đã được thay thế hoàn toàn bằng vật liệu/thiết bị nhân tạo trong vòng 6 tháng gần đây. Bệnh nhân có khiếm khuyết tim bẩm sinh đã được sửa chữa nhưng còn một phần khiếm khuyết kế bên hay ngay tại vị trí thiết bị/vật liệu nhân tạo (gây ức chế nội mô).
  • Phẫu thuật Tim trong vòng 6 tháng gần đây, ở mọi lứa tuổi.
  • Có bệnh sử viêm nội tâm mạc.
  • Cấy ghép tim.

Chú ý: Theo ADA thì các bệnh nhân không thuộc các bệnh/vấn đề trên không cần dùng kháng sinh phòng ngừa – Antibiotic Prophylaxis by ADA

Dùng kháng sinh phòng ngừa thời điểm nào:

Kháng sinh phòng ngừa nên được uống trước phẫu thuật 60 phút, nếu quên thì dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (Ampicillin hoặc Cephazolin) 30 phút trước phẫu thuật.

Các điều trị cần dùng kháng sinh phòng ngừa:

  • Nhổ răng không lung lay (không lung lay độ 2 trở lên).
  • Phẫu thuật gây chấn động mạnh.
  • Phẫu thuật điều chỉnh xương ổ răng.
  • Phẫu thuật cấy ghép implant.
  • Điều trị tuỷ răng có nhiễm trùng quanh chóp (nang quanh chóp, u hạt quanh chóp, viêm nha chu).
  • Phẫu thuật nội nha, như phẫu thuật cắt chóp.
  • Các thủ thuật trong nha chu: cạo vôi, xử lý mặt gốc răng, phẫu thuật, thăm dò túi (đối với bệnh nhân có gắn máy tạo nhịp).
  • Viêm nướu nhưng bị chống chỉ định với cạo vôi siêu âm.
  • Phẫu thuật cắt nướu.
  • Phẫu thuật làm dài thân răng.
  • Các sợi, dải, thiết bị tái tạo đặt dưới nướu.
  • Gây tê tại chỗ (gây tê dây chằng nha chu).
  •  Làm sạch dự phòng miệng có chảy máu.
  • Đặt khâu chỉnh nha (khâu ở răng cối lớn).

Các điều trị không cần dùng kháng sinh phòng ngừa:

  • Phục hồi, như trám composite, bọc mão, trám GIC,..có hay không có nhét chỉ co nướu.
  • Làm hàm giả tháo lắp.
  • Làm phục hình cố định mão sứ không có nội nha, hay các phẫu thuật như phẫu thuật làm dài thân răng.
  • Gây tê tại chỗ không phải gây tê dây chằng.
  • Đặt chốt ở răng đã nội nha.
  • Cắt chỉ sau phẫu thuật.
  • Lấy dấu.
  • Tẩy trắng răng.
  • Gắn mắc cài chỉnh nha.
  • Bôi gel fluoride.
  • Gắn đá trên răng.

Luôn luôn hỏi tiền sử bệnh của bệnh nhân và khai thác bệnh sử ở các bệnh nhân không muốn khai bệnh vì nghĩ răng nó không ảnh hưởng đến điều trị nha khoa.

Nguồn: ww.ada.org

Các tin liên quan: