Theo thống kê của Citrix (hãng hàng đầu về cung cấp các giải pháp điện toán đám mây) đối với dân văn phòng các công cụ chính để phục vụ công việc là máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Trong đó: 63% thường xuyên sử dụng máy tính, 48% thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh, 21% sử dụng máy tính bảng và tỷ lệ sử dụng các công cụ di động để làm việc tăng lên hàng năm. Những con số này là minh chứng cho nhu cầu làm việc mọi lúc mọi nơi là rất lớn, đồng thời đặt ra những bài toán về an toàn thông tin cho doanh nghiệp.
Bên cạnh bài toán về an toàn dữ liệu, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khi vận hành hệ thống như: lựa chọn phương án triển khai và quản lý các hệ thống CNTT tập trung hay phân tán; làm thế nào tối ưu chi phí đầu tư, tận dụng thiết bị đã hết khấu hao ra sao để tránh lãng phí; giải quyết gánh nặng bảo trì, vận hành cho lực lượng IT như thay thế linh kiện, cấp phát và quản lý tài nguyên, thuê ngoài dich vụ; giám sát thiết bị đầu cuối di động và xây dựng môi trường làm việc xanh, chuyên nghiệp.
Đâu là giải pháp?
Bộ giải pháp văn phòng trên nền tảng điện toán đám mây do Viettel IDC nghiên cứu và cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán trên. Bộ giải pháp bao gồm: hạ tầng phần cứng theo kiến trúc truyền thống hoặc siêu hội tụ, giải pháp ảo hóa máy trạm Cloud PC, hệ điều hành Microsoft Windows 10, Office 365 và các ứng dụng nghiệp vụ khác; kèm theo là giải pháp bảo mật và công cụ vận hành, khai thác, hỗ trợ người dùng cuối.
Cloud PC là một dịch vụ được xây dựng dựa trên giải pháp ảo hóa máy trạm VDI (Virtual Desktop Infrastruture), giải pháp cho phép ảo hóa toàn bộ phần tài nguyên chính cấu thành nên một máy tính (CPU, RAM, HDD, GPU) cấp cho người dùng.
Với Cloud PC, người dùng có thể sử dụng dữ liệu trên máy tính của mình mọi lúc, mọi nơi, trên mọi nền tảng thiết bị một cách bảo mật, an toàn, bởi Cloud PC được trang bị các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin như: Tường lửa, Anti Virus, Proxy, xác thực 2 nhân tố…Đối với doanh nghiệp, việc quản trị các thiết bị đầu cuối tại tổ chức sẽ trở nên dễ dàng hơn so với các giải pháp văn phòng truyền thống, nhân viên IT không cần phải di chuyển tới từng máy bị hỏng để xử lý mà có thể truy cập từ xa qua công cụ quản trị, việc triển khai hệ thống và cập nhật cũng vì thế mà trở nên nhanh hơn, với chi phí thấp hơn. Bộ thiết bị đầu cuối Cloud PC nhỏ gọn, sử dụng lượng điện năng ít, gần như không thoát nhiệt và âm thanh ra môi trường làm việc, giúp tạo ra môi trường văn phòng xanh, chuyên nghiệp hơn so với giải pháp PC truyền thống.
Một số nền tảng trên mây tại Việt nam: phần mềm nha khoa trên mây, quản lý công việc trên mây, quản lý nhân sự trên mây ...
Theo ông Nguyễn Ngọc Khánh – Giám đốc sản phẩm Cloud PC – Viettel IDC chia sẻ tại hội thảo "An ninh và bảo mật dữ liệu trên nền điện toán đám mây" vừa được tổ chức tại Hà Nội:
"Sử dụng bộ giải pháp văn phòng trên nền tảng Cloud có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được gần 1/3 chi phí so với các giải pháp truyền thống, và cũng giúp doanh nghiệp nhàn hơn trong quá trình vận hành tổ chức của mình."
Bộ giải pháp văn phòng trên nền tảng điện toán đám mây của Viettel IDC là sự kết hợp giữa những sản phẩm, giải pháp từ các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới như: Nutanix, Microsoft, TrendMicro, và đám mây của Viettel IDC. Đây cũng là một trong những hoạt động hợp tác của Viettel IDC với các hãng công nghệ uy tín, nhằm mang đến cho khách hàng tại Việt Nam hệ sinh thái dịch vụ toàn diện và chất lượng nhất.
Nguồn Internet
Các tin liên quan:
- 5 Thất Thoát Khi Quản Lý Phòng Khám Nha Khoa Mà Bạn Phải Biết
- Bắt đầu với Zalo Official Account - Doanh nghiệp
- [Tài liệu] Hướng dẫn tạo và xác thực tài khoản Zalo OA doanh nghiệp
- Thiết lập OA thu hút tương tác
- Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng trên Zalo OA
- 5 cách tăng số người quan tâm OA dành riềng cho Nha khoa
- 8 thất thoát Bs cần biết khi quản lý Nha Khoa
- 6 Lợi thế cạnh tranh mà phần mềm CRM - quản lý nha khoa mang lại
- [Bật mí] Nên sử dụng phần mềm nha khoa Online hay Offline (update 2023)
- [Release note] Phiên bản cập nhật phần mềm CRM quản lý Nha khoa (updated 2022)
- [Top 7] công việc phòng khám nên làm trong mùa dịch covid
- Tại sao phải chăm sóc và bảo vệ răng miệng? Các bệnh lý về răng miệng!
- Quy trình tẩy trắng răng có gây hại không? Tần tật những điều cần biết về tẩy trắng răng
- Cao răng là gì? Quy trình lấy cao răng đạt chuẩn và những điều cần biết
- Điều trị tủy răng là gì? Có đau không? Điều cần lưu ý khi chữa tủy răng
- Cấy ghép Implant là gì? #7 thắc mắc về phẫu thuật cấy ghép Implant
- Bọc răng sứ là gì? Những điều cần biết trước khi làm răng sứ
- [Chuyển đổi số] Không chỉ là ứng dụng phần mềm y khoa
- Các bước trải nghiệm phần mềm CRM nha khoa
- [Top 3] Xu hướng phát triển phần mềm nha khoa năm 2020
- 4 hệ thống robot đã được ngành y ứng dụng trong chữa bệnh
- [Review] Phần mềm quản lý nha khoa 2022
- Xu thế in 3D trong Nha khoa
- So sánh các kỹ thuật khử khuẩn trong nha khoa
- #10 lý do nên chọn phần mềm quản lý nha khoa online
- Thách thức của y tế số: Lấy bệnh nhân làm trung tâm
- Có nên tuyển phụ tá nha khoa online?
- Ước mơ nhỏ nhoi của Maydental
- Xu hướng quản lý dữ liệu bằng công nghệ đám mây
- Maydental tham gia hội nghị Nha khoa Quốc tế - VIDEC12
- Công nghệ đám mây là gì, có cần thiết cho phòng khám không?
- Hỗ trợ chỗ ngồi miễn phí cho cộng đồng startup
- Doanh nghiệp Việt Nam và trào lưu sử dụng SaaS
- Content Marketing cho phòng khám nha khoa mới mở
- Phần mềm hướng dịch vụ SAAS