"Hiện tại chỉ 5-7% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng SaaS (Software as a Service) trong khi tại thế giới 70% doanh nghiệp đã sử dụng. Trung bình các doanh nghiệp trên thế giới dùng 200.000 USD cho dịch vụ SaaS", ông Phạm Kim Hùng- nhà sáng lập kiêm CEO startup Base.vn chia sẻ tại sự kiện SaaS Day 2018 với chủ đề The Future of Work ngày hôm nay.
Theo ông Hùng, ngày nay Internet đã ăn sâu vào đời sống và thay đổi hoàn toàn hành vi của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta tìm kiếm một thứ cần thiết qua Google. Chúng ta đặt phương tiện di chuyển qua Uber hay Grab. Hay chúng ta chia sẻ với nhau nhiều hơn trên Facebook, Zalo, Instagram. Tuy nhiên dưới góc độ vận hành doanh nghiệp, công nghệ đi sâu khá nhiều.
CEO Base cho biết chính vì độ trễ trong ứng dụng công nghệ khiến các doanh nghiệp đang đối mặt với những bài toán lớn về Tối ưu hiệu suất, Tương tác, công nghệ chậm thích nghi với môi trường kinh doanh.
So với phần mềm truyền thống SaaP (Software as a Product), SaaS được coi là một bước đột phá lớn. Nếu như trước đây, doanh nghiệp dùng SaaP sẽ phải mất rất nhiều công sức để cài đặt, bỏ chi phí lớn để bảo trì và chịu rủi ro cao khi có trục trặc thì với SaaS, việc áp dụng và triển khai phần mềm vào doanh nghiệp không còn là gánh nặng.
Về mặt định nghĩa, SaaS là một dạng chuyển giao phần mềm cho phép người dùng truy cập ứng dụng từ xa thông qua kết nối Internet. Người dùng chỉ cần trả một khoản phí để “thuê” dịch vụ phần mềm từ nhà cung cấp, hoặc được dùng miễn phí một số tính năng cơ bản, mà không cần phải đầu tư vào server hay chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật như khắc phục sự cố hay bảo trì hệ thống.
Tìm hiểu thêm
Thời gian để triển khai một phần mềm SaaS trong một doanh nghiệp thường chỉ mất 5-7 ngày (so với thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn để lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống on-premise). Người dùng sau khi được cấp tài khoản có thể login và sử dụng được ứng dụng ngay. Khi cần cập nhật hay mở rộng hệ thống, doanh nghiệp chỉ cần mua thêm tài khoản, sử dụng thêm hoặc bớt các ứng dụng để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên của doanh nghiệp, mà không hề ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Mặt khác, các sản phẩm SaaS hiện nay đều được chuyên biệt hóa và sử dụng cho hầu hết tất cả bộ phận trong doanh nghiệp, từ nhân sự, vận hành, tài chính, phát triển sản phẩm đến sales-marketing, chăm sóc khách hàng… Thậm chí, có cả những dịch vụ rất chuyên sâu như phân tích và tối ưu một mẫu tin tuyển dụng, hay phần mềm chuyên cho quản lý bài đăng trên mạng xã hội.
Thậm chí đối với 1 số giải pháp quản lý phòng khám nha và phòng răng như phần mềm quản lý nha khoa hay phần mềm quản lý phòng khám nói chung, thì thời gian triển khai có thể được tính bằng phút. Chỉ cần đăng ký phần mềm quản lý phòng khám nha là bạn có thể sử dụng được ngay. Không cần người hướng dẫn, không tốn công cài đặt, không lo mất dữ liệu mà còn miễn phí trong 2 tháng.
Xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp
Với những ưu điểm đó, không ngạc nhiên khi SaaS ngày càng thể hiện vị thế áp đảo trên thị trường và thu hút sự tham gia của nhiều ông lớn trong ngành như: Microsoft Azure, Amazon Web Services, Google Cloud, Adobe Creative Cloud, ... Theo Blissfully , tính đến cuối năm 2017, trung bình một doanh nghiệp sẽ sử dụng 18 sản phẩm SaaS và đầu tư cho SaaS khoảng 136.000 USD mỗi năm. Lợi nhuận ước tính trong ngành này sẽ đạt ngưỡng 73 tỉ USD vào năm 2020.
Trong khi đang dẫn đầu lĩnh vực B2B Tech (công nghệ dành cho doanh nghiệp) trên thế giới, thì SaaS vẫn còn là thuật ngữ khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, cùng với làn sóng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, SaaS chắc chắn trở thành xu thế và cũng là lựa chọn chung của các doanh nghiệp trong tương lai.
Một tín hiệu đáng mừng là trong vài năm trở lại đây, nhiều đơn vị trong nước đã bắt đầu phát triển và cung cấp dịch vụ B2B SaaS như Base.vn, Amis, Getfly, Maydental…Với chi phí rẻ và dịch vụ chăm sóc khách hàng thuận lợi hơn rất nhiều so với các dịch vụ SaaS quốc tế, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với loại hình phần mềm này. Ngay cả những doanh nghiệp với quy mô dưới 10 người cũng có thể dễ dàng triển khai và sử dụng SaaS.
“Doanh nghiệp Việt Nam thực ra rất cởi mở. Trở ngại lớn nhất chỉ là doanh nghiệp chưa biết về sự tồn tại của loại hình phần mềm mới mẻ này. Đơn cử như Hệ thống quản trị tuyển dụng ATS (Applicant Tracking System) là một hình thức SaaS đã phổ biến trên thế giới cả chục năm nhưng với doanh nghiệp Việt Nam thì đa số là lần đầu nghe đến. Nhưng nếu doanh nghiệp hiểu được bài toán của mình và mong muốn phát triển tốt hơn thì việc áp dụng công nghệ là rất dễ dàng”, ông Phạm Kim Hùng, CEO của Base - một chuyên gia đã có nhiều năm phát triển B2B SaaS tại Việt Nam chia sẻ.
"Nếu hình dung doanh nghiệp là một cỗ máy thì nền tảng Base là một hệ điều hành như Android hay iOS", ông Hùng lấy ví dụ dễ hiểu về Base. Hoặc cách hình dung đơn giản hơn về cách doanh nghiệp sử dụng Base đó là việc tích hợp trong 1 nền tảng ứng dụng chức năng Video Call của Skype, gửi thư điện tử qua Gmail hay lưu trữ hồ sơ của ứng viên qua Excel.
Nói thêm về startup này được sáng lập năm 2016 bởi ông Phạm Kim Hùng. Ông Hùng được xem là gương mặt vàng của làng toán Việt Nam khi giành 2 huy chương Olympic Toán quốc tế. CEO này từng theo ngành khoa học máy tính và toán học tại Stanford. Phạm Kim Hùng từng được Forbes Việt Nam bình chọn vào danh sách 30 Under 30.
Hiện Base đã và đang phục vụ cho hơn 500 khách hàng, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như VIB, VPBank, ACB, The Coffee House, McDonald’s, VinCommerce, Scommerce,...Mới đây startup này công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ hai (Pre Series A) với sự tham gia của 2 quỹ đầu tư lớn Alpha JWC Ventures và Beenext.
Cùng tham gia vòng gọi vốn này còn có 500 Startups và VIISA – hai quỹ đầu tư đã tham gia ở vòng hạt giống (Seed). Được biết, 1,3 triệu USD là khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ B2B tại Việt Nam.
Theo Internet
Các tin liên quan:
- 5 Thất Thoát Khi Quản Lý Phòng Khám Nha Khoa Mà Bạn Phải Biết
- Bắt đầu với Zalo Official Account - Doanh nghiệp
- [Tài liệu] Hướng dẫn tạo và xác thực tài khoản Zalo OA doanh nghiệp
- Thiết lập OA thu hút tương tác
- Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng trên Zalo OA
- 5 cách tăng số người quan tâm OA dành riềng cho Nha khoa
- 8 thất thoát Bs cần biết khi quản lý Nha Khoa
- 6 Lợi thế cạnh tranh mà phần mềm CRM - quản lý nha khoa mang lại
- [Bật mí] Nên sử dụng phần mềm nha khoa Online hay Offline (update 2023)
- [Release note] Phiên bản cập nhật phần mềm CRM quản lý Nha khoa (updated 2022)
- Các bước trải nghiệm phần mềm CRM nha khoa
- [Top 3] Xu hướng phát triển phần mềm nha khoa năm 2020
- 4 hệ thống robot đã được ngành y ứng dụng trong chữa bệnh
- [Review] Phần mềm quản lý nha khoa 2022
- Xu thế in 3D trong Nha khoa
- #10 lý do nên chọn phần mềm quản lý nha khoa online
- Có nên tuyển phụ tá nha khoa online?
- Ước mơ nhỏ nhoi của Maydental
- Xu hướng quản lý dữ liệu bằng công nghệ đám mây
- Công nghệ đám mây là gì, có cần thiết cho phòng khám không?
- Hỗ trợ chỗ ngồi miễn phí cho cộng đồng startup
- Phần mềm hướng dịch vụ SAAS
- Thời đại của văn phòng “trên mây”